Friday, 22 June 2012

Bộ tranh đá quý "Dòng máu lạc hồng"

tranh-da-quy-ho-chi-minh “Dòng máu Lạc hồng” là tên gọi của một bộ tranh đá quý được làm từ đá quý có ý nghĩa lịch sử và nhân văn cho chúng ta cảm nhận một cách sống động về nền văn hiến 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội…
Bộ tranh có 5 bức gồm: Bức Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh (kích thước 0,97m x 1,2m), 4 bức còn lại là Vịnh Hạ Long, Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột đều có kích thước 2,6m x 1,8m được làm từ hơn 10 loại đá quý khác nhau như: Ruby, Sapphire, Spinel… Khung tranh đá quý được trạm khắc thủ công tinh xảo, tỉ mỉ bằng gỗ quý theo tứ linh: Long - Ly - Quy - Phụng. Sự kết hợp tinh tế giữa hoa văn của khung và bố cục tranh tạo nên bộ tranh đá quý mang nét riêng biệt và ý nghĩa cả về chính trị, nghệ thuật, đời sống tinh thần… 

Wednesday, 20 June 2012

Tranh đá quý - thú chơi xa sỉ

 tranh da quyTranh đá quý có xuất xứ từ Yên Bái, sau đó đến các tỉnh, thành như Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Nội… bởi vì đá sử dụng ghép tranh thường được tìm thấy tại các địa phương này. Các loại đá quý và màu chủ đạo trong một bức tranh là Ruby, Sapphire, Garnet, Zicon… với 4 màu: trắng, đen, vàng, đỏ. Từ các màu sắc chủ đạo trên, với sự tinh tế, khéo léo của người nghệ nhân trong việc chọn kích cỡ, độ đậm nhạt, sự phối màu đá đã cho ra rất nhiều màu tự nhiên của tranh.


Xu hướng tranh đá quý tại Việt Nam


tranh-da-quyTranh đá quý Là một trong những dòng sản phẩm nghệ thuật khá đắt đỏ, “mốt” chơi tranh đá quý không rộ lên một cách ồn ào mà dai dẳng, bền bỉ như một cách chơi lạ của giới có tiền. Thú chơi này thường rộ lên khi bước vào mùa Lễ tết hàng năm. 

Không chỉ dừng lại ở việc sao chép các bức họa nổi tiếng hay phác lại các phong cảnh đẹp thiên nhiên đẹp, dòng tranh chân dung bằng đá quý đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đây cũng là một xu hướng tất yếu khi đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao.


Các dòng tranh dân gian Việt Nam


cho-queNhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ XX sau đó suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Những khác biệt của dòng tranh này so với cách dòng tranh khác được thể hiện từ những khâu như vẽ mẫu, khác bản in, sản xuất và chế biến màu cho đến in vẽ tranh. Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy lần in.

Tuesday, 19 June 2012

Họa sĩ 3D đoạt kỷ lục Guiness đến Việt Nam vẽ tranh


Tracey Lee Stum, họa sĩ Mỹ từng đoạt Guinness thế giới 2006 với bức tranh 3D lớn nhất, có mặt ở Việt Nam để thực hiện tác phẩm 'Hoa sen tuyết'. Tác phẩm được trưng bày tại Nhà văn hóa Thanh niên, TP HCM.


 Ngày 16/6, Tracy Lee Stum có mặt ở Nhà văn hóa Thanh niên TP HCM để giới thiệu tác phẩm "Hoe sen tuyết" do chị thực hiện trên sân 4A của nhà văn hóa này.

Friday, 15 June 2012

Những dòng tranh chính

Cùng với những đổi thay của đất nước, tranh dân gian cũng vậy, có nhiều dòng tranh xuất hiện. Có dòng tranh thì phát triển mạnh mẽ nhưng cũng có những dòng tranh nhanh chóng biến mất. Ngày nay, dù thời gian đã làm mai một đi, các dòng tranh dân gian hiện không còn ở thời kỳ cực thịnh, nhưng những giá trị to lớn của mỗi dòng tranh vẫn còn đó, như là một chứng tích của xã hội Việt Nam một thời, nó sẽ vãn mãi là di sản của dân tộc Việt Nam.
Có một số dòng tranh dân gian chính đã một thời cực thịnh và ngày nay còn lưu giữ được một phần, như:
  • Tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh)
  • Tranh Hàng Trống (Hà Nội)
  • Tranh Kim Hoàng (Hà Tây)
  • Tranh làng Sình (Huế)

Dòng tranh dân gian Đông Hồ

tranh-dan-gian-dong-ho
Chơi bịt mắt bắt dê
Nhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ 20 sau đó suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Những khác biệt của dòng tranh này so với cách dòng tranh khác được thể hiện từ những khâu như vẽ mẫu, khác bản in, sản xuất và chế biến màu cho đến in vẽ tranh. Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy lần in.
Dòng tranh này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn Bắc Bộ. Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánh ghen, gà trống,... cho tới những bức tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa...
Do đề tài gần gũi tranh Đông Hồ đã được người dân đón nhận và sớm đi vào đời sống văn hoá của họ. Mỗi khi Tết đến dường như hầu hết các gia đình ở nông thôn miền Bắc đều có treo một vài tờ tranh Đông Hồ. Cùng với thời gian, với sức mạnh mang trong mình, tranh Đông Hồ ngày càng lan tỏa ra các vùng xung quanh, để rồi nó đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sông văn hóa tinh thần của người dân.
Dù đã có thời gian đi vào lãng quên, nhưng ngày nay dòng tranh này vẫn còn giữ được những giá trị to lớn của nó. Tranh Đông Hồ vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hoá của người dân Việt.
Các tác phẩm : Gà mái , Bà Triệu , Thạch Sanh , Hứng dừa , Gà Đại Cát , Đám cưới chuột

Đề tài và nội dung của tranh dân gian

Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú. Tranh phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những điều thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ.
Những truyện Nôm như Truyện KiềuNhị Độ Mai cũng được dùng làm đề tài tranh. Truyện Kiều thì có cảnh ba chị em đi tảo mộ gặp Kim trọng. Nhị Đọ Mai thì vẽ cảnh Hạnh Nguyên đi cống Hồ.
Những đề tài dân dã như: cóc, chuột, đàn gà, hái dừa, đánh ghen, khiêng trống, đánh vật... Cùng tồn tại với những đề tài như: Phú Quý, Tố Nữ, ...
Lịch sử Việt Nam cũng là một đề tài được tranh dân gian đề cập đến rất nhiều, như: bà Trưng Trắc cưỡi voi xung trận, Ngô Quyền đánh quân Nam Hán, Đinh Bộ Lĩnh cờ lau tập trận... rồi sang thời kỳ lịch sử hiện đại có Việt Nam độc lập, bình dân học vụ, bắt sống giặc lái máy bay, Bác Hồ về thăm làng...
Nội dung của tranh dân gian cũng hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại – khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".
Còn tranh dân gian "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành.
Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian của các dòng tranh dân gian Việt Nam đều có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Về nội dung, tranh dân gian Việt Nam có thể chia 4 nhóm:
  1. Tranh thờ: được các trung tâm làm tranh dân gian dành một tỉ lệ lớn. Sử dụng ở các chùa, đền, điện, phủ và nhà dân để canh gác, trừ tà, yểm quỷ (“Vũ Đình - Thiên Ất”, “Tiến Tài - Tiến Lộc”, “Táo quân - Thổ công”, “Ngũ Hổ”...). Tranh làng Sình (Huế), Đồ Thế (Nam Bộ) - theo mê tín để đốt thế mạng cho người sống;
  2. Tranh chúc tụng: chủ yếu là tranh Tết (“Gà - Lợn”, “Thất Đồng”, “Tam Đa”...);
  3. Tranh sinh hoạt: phong phú, vui vẻ, đôi khi có tính châm biếm nhẹ nhàng (“Tứ quý”, “Tứ dân”, “Đánh ghen”, “Hứng dừa”...);
  4. Tranh minh hoạ - lịch sử: được chọn lọc để miêu tả lí thú (“Truyện Kiều”, “Trê - Cóc”, “Bà Triệu cưỡi voi”, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo ...).

Wednesday, 13 June 2012

Tranh dân gian Việt Nam


Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ truyền của dân gian Việt Nam.
tranh-dan-gian-viet-nam

Lịch sử

Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ tranh dân gian Việt Nam xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại chính là tranh tết và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.
Vào thời nhà Lý (thế kỷ 12) đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm khắc ván, làm tranh. Đến cuối đời nhà Trần nhiều nơi đã in được tiền giấy(là một cách thể hiện của tranh dân gian) và sang đời nhà Hồ tiền giấy đã được phát triển mạnh.
Tời thời kỳ Lê sơ việc in khắc tranh đã được tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và sau khi vào Việt Nam đã được cải tiến thêm cho phù hợp. Cùng với đó là sự phân hoá của tranh dân gian xuất hiện ngày càng rõ nét.
Đến đời nhà Mạc (thế kỷ 16) một thay đổi đặc biệt đã xảy ra, tranh dân gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa, mà đã được cả tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long ưa thích, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán.
Sang thế kỷ 18 - 19, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh đã lan truyền rộng rãi hầu khắp cả nước. Cùng với đó là sự phân hóa, những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất, đã có những phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi dòng tranh được thể hiện ngay từ quy trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kỹ thuật khắc ván in, kỹ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng...

Đặc điểm :

Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn chung đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn.

Cách vẽ, in ấn

Do đặc điểm của tranh dân gian là để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, phục vụ việc thờ cúng, trang hoàng cho ngày Tết cho nên cần phải có số lượng lớn mà giá cả không được đắt. Vì thế mà người làm tranh đã sử dụng phương pháp khắc ván rồi từ đó sao in ra nhiều bức tranh.
ban-in-tranh-dan-gian-viet-nam

Nhìn chung cách in tranh chủ yếu là sử dụng ván khắc. Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ. Đầu tiên nghệ nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh, sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ không cần tô vẽ thêm nữa mà tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh qua các bản gỗ khắc nổi xuát hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác.
Ngoài các dòng tranh sử dụng phương pháp khắc thì còn có những bức tranh vẽ tay của các nghệ nhân. Phương pháp vẽ tranh trực tiếp này chủ yếu được dùng ở vùng các dân tộc thiểu số ở vùng núi miền Bắc như người: Tày, Nùng, Dao...

Monday, 11 June 2012

Tranh thêu Việt Nam

Tranh thêu

Nguồn gốc :

X-Q sử quán là tên viết tắt tên của hai nghệ nhân Võ Văn QuânHoàng Lệ Xuân nhằm duy trì và phát triển nghề tranh thêu tay truyền thống. Nghệ nhân Võ Văn Quân đã cùng chị Xuân vạch hướng đi mới cho ngành nghề, kết hợp giữa nghệ thuật thêu và tính nghệ thuật của hội họa tạo sắc màu mới cho tranh thêu Việt Nam.
  • Từ 1990 – 1992 anh chị đã sáng tác những tác phẩm tranh thêu với chủ đề Về một quê hương về một đời người.
  • Cuối năm 1992 anh chị lên Đà Lạt mở lớp dạy nghề và đào tạo nghệ nhân thêu
  • Đầu 1994 thành lập tổ hợp tác thêu lụa X-Q Đà Lạt với số nghệ nhân là 20 người.
  • Ngày 30 tháng 01 năm 1996, chính thức thành lập công ty TNHH XQ Đà Lạt
XQ đến nay đã có hơn 3.000 thợ thêu, trong đó có hơn 2.000 nghệ nhân và 6 công ty trực thuộc trong và ngoài nước. Tác phẩm “Khúc hát nguồn cội” của X-Q với kích thước 330x280cm do 9 nghệ nhân thêu trong suốt 235 ngày đã trở thành bức tranh thêu tay lớn nhất và ghi vào kỷ lục Việt Nam.

Friday, 1 June 2012

Nghệ thuật tranh Việt và sự phát triển


Cùng quan điểm với Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Man Nhiên cũng cho rằng tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời. Với hai thể loại chính là tranh Tết và tranh thờ, tranh dân gian xuất hiện rất sớm gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.

Vào thời nhà Lí (thế kỉ XII) nghệ thuật tranh Việt đã bắt đầu xuất hiện những gia đình hay thậm chí là cả một làng chuyên làm nghề khắc ván, in tranh. Việc xuất hiện tiền giấy vào cuối đời nhà Trần và sang đời nhà Hồ chính là một minh chứng cho sự tồn tại của nghề in mộc bản.

Tới thời Lê sơ, việc in khắc tranh đã tiếp thu thêm kĩ thuật khắc ván in của Trung Quốc và được cải tiến thêm cho phù hợp. Đến đời nhà Mạc (thế kỷ XVI), tranh dân gian không còn là sản phẩm riêng của những người nông dân nghèo khó nữa mà đã được cả tầng lớp quí tộc ở kinh thành Thăng Long ưa chuộng, thường sử dụng vào dịp Tết Nguyên Đán. Hoàng Sĩ Khải (người Kinh Bắc, đỗ tiến sĩ năm 1554, làm quan đến chức Thượng thư kiêm tế tửu Quốc tử giám triều Mạc) đã viết một bài thơ Nôm dài 336 câu có tên “Tứ thời khúc vịnh” diễn tả cảnh đổi thay bốn mùa, trong đó có câu: “Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm” cho ta thấy dân gian đương thời đã có thú chơi tranh và treo tranh.

Sang thế kỷ XVIII - XIX, tranh dân gian đã dần đi vào giai đoạn ổn định và phát triển mạnh mẽ. Nghề làm tranh được lan truyền, phổ biến rộng rãi đến nhiều địa phương để từ đó thêm những dòng tranh mới xuất hiện, được gọi tên theo địa danh nơi sản xuất và có phong cách riêng của mình. Nét riêng của mỗi dòng tranh thể hiện ngay từ qui trình làm tranh cũng như trong mỗi đường nét của tranh. Đó là sự khác biệt giữa kĩ thuật khắc ván in, kĩ thuật vẽ, nguyên liệu làm tranh, cách pha chế tạo màu sắc riêng...

Tranh dân gian - Tranh dân gian Việt Nam

Nghệ thuật tranh Việt và Thời điểm xuất hện tranh dân gian Việt Nam

Những bức tranh dân gian của trẻ em Lạc Việt mua về dán đầy tường chơi trong những ngày Tết có màu sắc sặc sỡ vui mắt, hình ảnh và nội dung trực tiếp của những bức tranh dân gian Việt Nam mang tính giáo dục những giá trị nhân bản, đạo lí và khuyến khích vươn tới những mục đích của con người trong xã hội đương thời: lễ trí, nhân nghĩa, phú quí, vinh hoa; hoặc tính vui sống trong lao động và sự yên bình. Nhưng hàm nghĩa sâu xa của những bức tranh dân gian Việt Nam lại mang đầy tính minh triết của văn hoá Đông phương về những ước mơ thánh thiện của con người. Từ đời này qua đời khác, trải bao thăng trầm của lịch sử, tranh dân gian Việt Nam còn được lưu truyền tới tận ngày nay. Nhưng tranh dân gian Việt Nam bắt đầu có từ bao giờ? Về vấn đề này, hầu hết những ý kiến đều cho rằng: Tranh dân gian Việt nam xuất hiện vào thế kỷ XIV hoặc XV, đồng thời với thời điểm xuất hiện làng tranh Đông Hồ. Cũng có ý kiến cho rằng tranh dân gian xuất hiện sớm hơn: vào khoảng thế kỷ XI. Người viết cho rằng tất cả những ý kiến trên đều thiếu tính hợp lý. Bởi vì, với tất cả các nền văn minh trên trái đất – ngay từ thời đồ đá, khi con người chưa có chữ viết – họ đều dùng hình vẽ để thể hiện những nhận thức của mình với môi trường. Do đó, dân tộc Việt Nam, dù cho ở ngay thời đại đồ đồng, ít nhất cũng thể hiện được những bức tranh vẽ của mình. Huống chi, trên thực tế ngay từ thời Hùng Vương, một thời đại phát triển về mọi mặt – cho dù với cách nhìn cực đoan nhất thì cũng đã bước vào thời đại đồ đồng – nên không thể không tồn tại những tranh vẽ. Không thể có một xã hội phát triển nào lại không tồn tại tính mĩ thuật của xã hội đó. Tính mĩ thuật là một giá trị nhân văn, tồn tại và phát triển theo lịch sử một dân tộc là một sự tất yếu có tính quy luật, để bảo đảm sự phát triển hài hòa và cân đối cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc đó. Trong kiến thức hạn hẹp của mình, người viết chưa thấy trong lịch sử có một xã hội nào phát triển về mọi phương diện, nhưng lại hoàn toàn không có tính mĩ thuật trong thơ ca, hội họa, âm nhạc… Vấn đề còn lại là người ta có tìm thấy những di sản còn lại của nó qua những thăng trầm của lịch sử hay không mà thôi. Bởi vậy, nếu cho rằng trước thời Việt Nam hưng quốc (thế kỉ X), người Việt không có tranh là điều phi lí. Như vậy, dân tộc Việt Nam phải có tranh vẽ của mình, phản ánh cái nhìn cái nghĩ của dân tộc Việt từ rất lâu trong cổ sử. Người viết xin được trình bày sự minh chứng của mình như sau:

Nếu sắp xếp những bức tranh dân gian Việt Nam theo trình tự từ nội dung phản ánh tính triết học của nền văn minh cổ Đông phương, cho đến những tranh dân gian phản ánh quan niệm sống của người Lạc Việt và đến những tranh về đề tài lịch sử gần đây. Chúng ta sẽ nhận ra ngay những phương pháp thể hiện rất khác nhau. Dưới đây là những bức tranh dân gian được thực hiện vào thời hiện đại:

Phụ nữ đảm đang
Tranh: Nguyễn Đăng Chế

Chiến thắng mùa xuân
Tranh: Phạm Văn Đôn

So sánh những bức tranh trên với những tranh lịch sử sau:

Phù Đổng Thiên Vương
Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam

Hai Bà Trưng
Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam

Ngô Quyền
Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)

Qua sự so sánh trên thì tranh của các nghệ sĩ hiện đại mặc dù bút pháp sắc sảo, nhưng về phương pháp thể hiện không khác những bức tranh dân gian được trình bày trong phần này. Chúng có tính minh họa cho một sự kiện lịch sử hoặc những vấn đề xã hội. Nội dung những bức tranh này nhắc nhở cho thế hệ sau những sự kiện lịch sử đáng ghi nhớ của dân tộc và ca ngợi chiến công của ông cha chống ngoại xâm. Những bức tranh này so với Đinh Tiên Hoàng đã rất khác về phương pháp thể hiện. Nếu so với hai bức tranh thể hiện Hai Bà Trưng; Bà Triệu ở trên, lại có một khoảng cách lớn về phương pháp thể hiện. Do đó, người viết cho rằng về niên đại xuất hiện những bức tranh mang tính minh họa phải rất muộn sau những bức tranh Bà Trưng, Bà Triệu ở trên. Những bức tranh càng về sau nặng về tính minh họa sự kiện. Còn những bức tranh trên như: Bà Trưng, Bà Triệu rất có chiều sâu về nội dung. Có thể nói là đã lột tả được cái thần của con người và sự kiện. Chính những phương pháp và phong cách thể hiện khác nhau này, cùng nội dung triết học của nó,đã chứng tỏ một thời kì lịch sử rất dài của tranh dân gian Việt Nam trải hàng thiên niên kỉ.

Căn cứ vào nội dung những bức tranh dân gian Việt Nam đã được trình bày trong sách này; người viết cho rằng nó đã có nguồn gốc từ thời rất xa xưa. Có thể đã xuất hiện vào khoảng đầu thời Hùng Vương thứ XVIII hoặc trước đó. Bởi vì trong tranh dân gian Việt Nam có những nội dung mang tính minh triết về cội nguồn văn hóa Đông phương, khác hẳn những gì mà cổ thư chữ Hán đã thể hiện. Điều này đã chứng tỏ nó không thể xuất hiện sau thời Hán và tất nhiên không thể gọi là ảnh hưởng văn hóa Hán. Đương nhiên, người Lạc Việt phải làm ra giấy từ thời kỉ này. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết để khẳng định sự ra đời của những bức tranh dân gian Việt Nam. Người ta không thể lưu truyền ý tưởng về hình tượng cho những bức tranh vẽ trên giấy qua hàng thiên niên kỉ, nếu giấy không thực sự tồn tại làm cơ sở thể hiện những ý tưởng đó. Cũng có thể cho rằng: hình tượng những bức tranh này được vẽ trên vải và được lưu truyền, sau đó người Việt mới chuyển sang vẽ trên giấy. Nhưng người viết cho rằng ý kiến lưu truyền ý tưởng thể hiện nội dung tranh dân gian lưu truyền qua vải là không thực tế, vì lối vẽ trên vải khác hẳn phương pháp thực hiện những bức tranh này trên giấy dó như hiện nay: thực hiện in bằng ván khắc. Một hình ảnh sinh động minh họa cho ý tưởng này và cũng là cơ sở ban đầu cho ý tưởng trên, chính là hình vẽ trên trống đồng được trình bày với bạn đọc sau đây:


Cả hai hình trên trong các sách nghiên cứu, đều gom chung một nhận xét là hình người giã gạo. Nhưng có thể khẳng định rằng: động tác giã cối vẽ trên trống đồng cũng là động tác giã bột dó làm giấy của người Lạc Việt để làm ra những tờ giấy dó nổi tiếng. Hai hình này tuy giống nhau về động tác thể hiện, nhưng lại rất khác về hình tượng liên quan. Ở hình 1, bạn đọc sẽ thấy hình đôi chim mỏ ngắn đang bay trên đầu gậy. Đây là loài chim có thể ăn hạt. Do đó, hình này có thể kết luận là hình giã gạo. Còn ở hình 2, trên đầu gậy được minh họa bằng hai hình chữ nhật. Kết hợp với nội dung những bức tranh dân gian đã trình bày, hoàn toàn không thể có sau văn hóa Hán, thì hình giã cối trên trống đồng có hình chữ nhật trên đầu gậy, có thể khẳng định đó là biểu tượng của nghề làm giấy đã có từ thời Hùng Vương. Việc làm ra giấy từ thời Hùng Vương, chính là điều kiện tiên quyết để tồn tại những bức tranh dân gian Việt Nam, khi nội dung của nó đã chứng tỏ nó phải ra đời từ rất lâu trong lịch sử văn hóa Đông phương.