Friday, 6 July 2012

Đào Trọng Cường - và tranh đá quý


Doanh nhân Đào Trọng Cường sáng tạo ra tranh đá quý và đang mơ ước xây dựng những làng nghề làm tranh trên những vùng mỏ đá quý của Việt Nam.Khai sinh tranh đá quý Việt Nam


tranh da quy - em thuyNgày 6/11/2002, một cuộc triễn lãm đặc biệt đã được tổ chức tại Hà Nội. Đó là cuộc Triễn lãm tranh đá quý, cẩn đá quý do Công ty Thuần Châu Ngọc Việt mà ông Đào Trọng Cường làm Giám đốc tổ chức lần đầu tiên ở Việt Nam.










 
 Triễn lãm được giới nghệ thuật đánh giá: "là có một không hai. Một bước đột phá mới về chất liệu hội hoạ Việt Nam". Còn đối với những người làm nghề, kinh doanh thủ công mỹ nghệ nhất là nghề Vàng bạc - đá quý và trang sức thì ghi nhận đây là ngày ra đời một nghề mới của thủ công mỹ nghệ Việt Nam và qua đó, nguồn nguyên liệu đá quý Việt Nam đã có thêm một phương pháp chế tác mới, nâng cao giá trị ngoài cách làm đồ trang sức như từ xưa đến nay.

Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trong những bước đường khó khăn của cuộc sống, Đào Trọng Cường đã theo chân đoàn người lên những vùng mỏ đá quý ở Lục Yên - Yên Bái, Quỳ Châu - Nghệ An để tìm vận may cho mình. Hàng ngàn con người ngày đêm lao lực trong những hầm mỏ nguy hiểm nhưng để tìm được những viên đá quý đủ tiêu chuẩn để làm đồ trang sức, bán đắt tiền là rất hiếm. Đa số là những viên đá nhỏ, phẩm chất không đồng đều không thể chế tác thành đồ trang sức và giá bán rất rẻ.

Từ việc tiếc rẻ đá quý thứ phẩm

Ông Cường nhớ lại, lúc đó, loại đá quý như trên ở trong nước không biết dùng vào việc gì cả nhưng các thương nhân nước ngoài đến từ Thái Lan, Hồng Kông lại mua rất nhiều và với giá rất rẻ chỉ khoảng 2 - 3 USD/kg; khối lượng hàng năm lên đến 20 - 30 tấn. Việt Nam cứ xuất thô với cái giá rẻ mạt mà không mấy ai quan tâm vì sao nước ngoài lại mua và mua với khối lượng nhiều, để làm gì? Câu hỏi đó cứ hiển hiện trong đầu ông.
Đã nhiều lần ông dò hỏi nhưng chỉ được trả lời qua loa là để làm tượng. Điều đó càng làm cho tâm tư đá quý Việt Nam đang được bán đi không đúng với giá trị của nó thêm day dứt. Ông cho rằng, các thương nhân nước ngoài đang cố che giấu thông tin, còn ở Việt Nam thì chúng ta biết quá ít về đá quý. rất nhiều loại đá quý vẫn còn lạ với Việt Nam và chúng ta không nhận thức được giá trị của nó. Điều đó đã thôi thúc ông khám phá, tìm đường nâng cao giá trị cho đá quý Việt Nam. Ấp ủ rất lâu nhưng mãi đến năm 1995 ông mới có cơ hội sang Thái Lan tìm hiểu nhân một hội chợ thương mại.
tranh da quy - phong canh

May mắn, ngay trong chuyến đi này, ông đã tìm được câu trả lời đó là thương nhân nước ngoài mua đá quý về để chế tác những bức tranh. Để tìm hiểu, ông dồn hết tiền mua 10 bức tranh đá quý lớn nhỏ về nghiên cứu. Sau khi cắt nhỏ, bóp vụn các bức tranh để ngiên cứu ông nhận ra rằng các nghệ nhân chế tác người nước ngoài đã tận dụng nguyên liệu thứ phẩm cực kỳ tốt và điều đó đã mang lại cho ông một nhận thức mới: Đá quý không chỉ để làm trang sức, mà hơn thế nó có thể làm được rất nhiều vật dụng mà các nguyên liệu khác không đáp ứng được. Vấn đề thật quá dễ dàng mà chúng ta không hề nghĩ ra - ông Cường nói.
Ngay lập tức, ông dồn sức vào nghiên cứu kỹ nghệ làm tranh đá quý bằng chính tài nguyên của Việt Nam. Có rất nhiều khó khăn nhưng điều khó nhất là làm sao sáng tạo ra chất keo để gắn kết đá quý thành những bức tranh. Ông không phải là dân hoá chất, chỉ làm thủ công, bằng kinh nghiệm và sự giúp đỡ của một số nhà khoa học nên rất vất vả. Không biết bao nhiêu lần thất bại, đổ đi làm lại... lận đận mãi đến năm 2000 kỹ nghệ cẩn ngọc lên tranh mới được ông nghiên cứu thành công với những bức tranh đầu tiên đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật và mỹ thuật để tổ chức triển lãm giới thiệu.
Đến nay, ông Cường hoàn toàn tự tin để khẳng định rằng tranh đá quý Việt Nam đẹp hơn tranh đá quý nước ngoài vì hoàn toàn làm bằng màu đá quý tự nhiên, không pha màu nhân tạo. Và tất cả các sản phẩm tranh đá quý bán ra đều được bảo hành vĩnh viễn.

Đến mong ước phát triển một nghề mới

Bây giờ, ông Cường và Công ty Thuần Châu Ngọc Việt đã rất nổi tiếng; trong và ngoài nước biết đến ông không chỉ là người khai sinh ra nghề làm tranh đá quý mà hơn thế ông còn được nhắc đến là người hiểu và biết cách nâng cao giá trị của đá quý Việt Nam, để nguồn tài nguyên quý giá này của đất nước không còn chịu cảnh xuất thô rẻ mạt. Công ty của ông đang phát triển mạnh mẽ và khẳng định là một nhà khai thác, chế tác, kinh doanh lớn trong lĩnh vực đá quý. Những bức tranh đá quý đang được thị trường đón nhận ngày càng rộng rãi, được nhiều bảo tàng trân trọng đưa vào trưng bày và tranh đá quý Việt Nam đã trở thành một món hàng đắt giá, một món quà tặng quý báu được nhiều người tìm mua.
tranh da quy - phong canh

Tuy đã thành đạt với nghề tranh đá quý nhưng là một người theo nghề đá quý nhiều năm, ông vẫn còn rất trăn trở một điều. Chúng ta có nhiều mỏ đá quý lớn như Lục Yên - Yên Bái, Quỳ Châu - Nghệ An, Lâm Đồng, Tuyên Quang... nhưng một nghịch lý đau lòng là hầu hết những người dân cả đời sống trên mỏ đá quý lại rất nghèo, nghèo đến mức năm nào nhà nước cũng phải cứu trợ.
Vì thế, sau thành công của mình, ông Cường đang mơ ước xây dựng thêm những làng nghề làng tranh chế tác đá quý ngay trên các vùng mỏ đá quý. Ông tin rằng: với bàn tay khéo léo, tính cần cù và nguồn nguyên liệu ngay dưới chân mình, nếu có nghề, những người dân nơi đây sẽ có việc làm, có thu nhập ổn định cuộc sống, thậm chí là làm giàu.
Hiện nay, tại công ty của mình, ông Cường vẫn tiếp tục miệt mài nghiên cứu để phát triển các kỹ thuật cẩn ngọc lên tranh. Đào tạo các kỹ thuật viên có tay nghề cao, tiếp thu thêm kiến thức để tiếp tục hoàn thiện nghề làm tranh đá quý. Ông Cường mong ước, nghề làm tranh đá quý sẽ ngày càng phát triển thành; khẳng định sự giàu có của tài nguyên đất nước, sự tài hoa của bàn tay, ý tưởng sáng tạo của người Việt Nam.

Ba chìm, bảy nổi


Bây giờ, đi qua phố Nguyễn Công Trứ, nhìn toà nhà khang trang trụ sở Công ty Thuần Châu Ngọc Việt lung linh ánh đèn, khách ra vào sang trọng thì khó có ai nghĩ trước đây chỉ có một ngôi nhà 16 m2 chật hẹp, là nơi Đào Trong Cường bắt đầu vào đời với công việc đầu tiên là công nhân Nhà máy chỉ khâu Hà Nội.
Trước khi trở thành công nhân, ở độ tuổi thanh niên, Đào Trọng Cường đã nổi tiếng đất Hà thành là một tay trống có hạng. Rất nhiều người tin rằng với gen thừa hưởng từ người cha là nhạc sỹ và sự chỉ bảo của những người thầy nổi tiếng, Đào Trọng Cường sẽ thành đạt với tư cách là một nghệ sỹ.
Nhưng, tốt nhiệp phổ thông, Cường xin vào làm công nhân nhà máy chỉ khâu trước sự bất ngờ của nhiều người. Chỉ một thời gian ngắn, nhà máy bị thiếu việc làm, Cường bị thất nghiệp và phải bước ra đường để kiếm sống. Năm 1977, nhân dịp vào thăm người bố ở TP Hồ Chí Minh, nhận thấy ông cụ đang làm ăn phát đạt với nghề kéo mì sợi, anh liền tìm cách học nghề kéo mì sợi. Học thành nghề, trở về Hà Nội mở xưởng và nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường cả trong Nam và ngoài Bắc. Đang thời kỳ huy hoàng với "công nghệ sản xuất mì sợi" thì Cường bất ngờ tay trắng sau những vụ chuyển nhượng công nghệ cho các cơ sở phía Nam nhưng họ không trả được nợ.
Trắng tay sau phi vụ làm lớn, nhưng Cường không chùn bước trước khó khăn, không nỡ nhìn vợ và mẹ già vất vả với thúng xôi sáng nuôi cả gia đình. Thử thách của cuộc đời càng khiến cho Cường thêm bản lĩnh, quyết tâm vượt khó, thoát khỏi đói khổ.
Một lần nữa, Cường lại vào TP Hồ Chí Minh để tìm việc nuôi bản thân và giúp gia đình. Lần này, anh vào làm việc ở một xưởng nấu xà phòng và cố gắng học cho bằng được công nghệ nấu xà phòng vì vào thời điểm đó, xà phòng đang là thứ quý hiếm ở Hà Nội. Học được nghề, Cường lại quay ra Hà Nội bắt đầu với nghề nấu xà phòng. Không có tiền mở xưởng, anh buộc phải nấu xà phòng bằng một thùng tôn đựng lương khô cũ. Xà phòng dần dần bán được, chất lượng cũng được kiểm định nên bán ngày càng chạy. Không giữ bí quyết cho riêng mình, nghề nấu xà phòng được Cường truyền lại cho nhiều người khác vượt qua khó khăn trong đời sống.
Có được đồng vốn tích cóp, lúc sản xuất xà phòng gặp khó, Cường bắt đầu chuyển sang nghề tân trang ôtô. Ông kể lại: lúc đó tôi đã có lưng vốn kha khá, hơn 4000 m2 nhà xưởng, hàng chục xe ô tô cũ tân trang. Tôi còn được tuyên dương là một tấm gương điển hình vượt khó giới thiệu trên đài truyền hình". Nhưng rồi, lại một bất ngờ nữa, cơn lốc đổ bề quỹ tín dụng đã cuốn sạch đi tất cả những gì mà Đào Trọng Cường có được. Đó là vào năm 1991, một năm nhiều biến cố và thêm một lần trắng tay nữa của Cường.
Nhưng với bản lĩnh một người từng trải, một người đã từng tay không làm nên tất cả, Đào Trọng Cường lại quyết tâm đứng dậy, làm lại từ đầu. Nguồn vốn để tiếp tục kinh doanh ngoài hai chỉ vàng ít ỏi người mẹ dành dụm được thì cái lớn nhất mà anh có là sự dũng cảm, dám đương đầu với khó khăn, sự động viên của của gia đình để vươn lên tìm cơ hội mới và thành đạt như ngày hôm nay.
Bắt đầu từ hai bàn tay trắng để đi đến thành công; nhưng cũng không ít lần từ trên đỉnh thành công lại trở thành tay trắng. Đối với Đào Trọng Cường - Lửa thử vàng, gian nan thử sức; những thất bại, những thành công trong bước đường kinh doanh càng tôi luyện bản lĩnh của ông mạnh hơn, ham muốn khám phá sáng tạo nhiều hơn và biết chắt chiu hơn. Giáo sư Vũ Khiêu, với cái nhìn đầy trải nghiệm về cuộc đời đã tặng doanh nhân Đào Trọng Cường vế đối:
Và chỉ chừng ấy thôi đã thể hiện sự ghi nhận công lao, trí tuệ của một người đã dồn hết những điều tốt đẹp để thực hiện hoài bão của mình. Để làm sáng lên những châu ngọc, đá quý của đất nước ta



No comments:

Post a Comment