Tin tức


Triển lãm nghệ thuật tranh Việt   

220 tác phẩm hội họa và điêu khắc về Bác

Triển lãm đã giới thiệu hơn 220 tác phẩm hội họa và điêu khắc với đề tài về Chủ tịch Hồ Chí Minh và ký họa chiến trường được chọn lọc trong hơn 3.000 bức ký họa chân dung về Bác Hồ và hơn 2.200 ký họa chiến trường cũng như tác phẩm điêu khắc của đại tá Lê Duy Ứng.

Trong những năm tháng ở chiến trường, họa sỹ Lê Duy Ứng có những tác phẩm như "Tượng Bác Hồ trên đỉnh Trường Sơn," "Bác Hồ với thiếu nhi," "Bác Hồ với dũng sỹ miền Nam" và sau này, khi đôi mắt bị mù, họa sỹ vẫn có những bức vẽ chân dung Bác Hồ bằng máu từ chính đôi mắt mình trước cửa ngõ Sài Gòn năm 1975 với dòng chữ "Ánh sáng - niềm tin con nguyện dâng Người tuổi thanh xuân."

Có những bức ký họa chiến trường tại triển lãm đã ố vàng, nét chì và màu nước đã phai bạc theo thời gian, nhưng trên từng trang giấy như còn đó mồ hôi, nước mắt và cả máu của đồng bào và chiến sỹ trên chiến trận.
Đại tá, họa sỹ Lê Duy Ứng, thương binh 1/4, gần như mù hẳn bởi vết thương cũ tái phát, nhưng vượt lên hoàn cảnh, ông vẫn cống hiến cho đời nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá






Tranh Đông Hồ trước cơ hội thành di sản văn hóa thế giới

(Maudantoc.com): Việc đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ như luồng gió mới để du khách bốn phương biết đến và tìm về với những giá trị văn hoá thuần chất hồn Việt.

Đầu năm 2012, Bộ VH-TT&DL có Quyết định số 498 về việc đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ trình UNESCO để xin xét tặng danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể trong giai đoạn 2012- 2016. Đã có một thời kỳ tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên, không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Việc đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ như luồng gió mới để du khách bốn phương biết đến và tìm về với những giá trị văn hoá thuần chất hồn Việt , nghệ thuật tranh Việt.

Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ Hoàng Cầm ngợi khen tranh Đông Hồ, xã Song Hồ (Thuận Thành) đầy niềm tự hào và kiêu hãnh trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” như một món quà nghệ thuật của vùng quê Kinh Bắc. Trải qua những đổi thay của thời gian, dòng sông Đuống ấy vẫn ngày đêm đỏ nặng phù sa, bồi đắp. Ở đó “màu dân tộc” mãi sáng bừng trên giấy điệp.

Đầu năm 2012, Bộ VH-TT&DL có Quyết định số 498/BVHTTDL-DSVH về việc đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ trình UNESCO để xin xét tặng danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể trong giai đoạn 2012- 2016. Đã có một thời kỳ tranh dân gian Đông Hồ bị lãng quên, không ít hộ bỏ làm tranh chuyển sang làm đồ vàng mã. Việc đưa nghề làm tranh dân gian Đông Hồ vào danh sách di sản lập hồ sơ như luồng gió mới để du khách bốn phương biết đến và tìm về với những giá trị văn hoá thuần chất hồn Việt.

trang dong ho thanh di san van hoa the gioi
Nghệ thuật tranh Việt - tranh dân gian- Nguyễn Đăng Chế.
Ông Nguyễn Đăng Chế, người có công đóng góp khôi phục và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ phấn khởi: “Hành trình ứng cử Di sản văn hóa phi vật thể đang ở phía trước, nhưng tôi luôn tin rằng những giá trị “hồn cốt” dân tộc mà tranh Đông Hồ gìn giữ sẽ mãi tỏa sáng lung linh”.

Tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng khắp trong và ngoài nước không chỉ bởi chất liệu đặc biệt, phương pháp in độc đáo mà còn bởi nội dung thể hiện đa dạng, phong phú mang tính nhân văn sâu sắc. Mỗi bức tranh dân gian đông hồ đều mang một giá trị riêng biệt, giản dị mà độc đáo, những đường nét mộc mạc mà tinh tế cuốn hút du khách khắp nơi. Hiện gia đình nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế còn lưu giữ hàng trăm bản khắc cổ có giá trị lịch sử, văn hóa. Cái làm nên nét đặc sắc độc đáo của tranh dân gian Đông Hồ được chế biến thủ công từ các nguyên liệu: Giấy làm từ cây dó, màu đỏ từ gạch non, màu vàng từ hoa điệp vàng, màu đen từ lá tre đốt, màu trắng được nghiền từ vỏ sò, ốc…Trước khi in, giấy được bồi điệp làm nền, chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con sò, con hến đã tạo nên chất liệu riêng biệt của tranh dân gian Đông Hồ.

Một trong những đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy ở tranh dân gian Đông Hồ là luôn bám sát thời cuộc. Từ tranh dân gian châm biếm: Đám cưới chuột, Đánh ghen, Hứng dừa cách nay vài trăm năm đến những tranh Trai tứ khoái, gái bảy nghề vẽ về thói sinh hoạt đàng điếm của đám trai gái thành thị thời thực dân Pháp đến các tranh thể hiện cuộc sống thuần chất người nông dân Việt Nam cần cù chịu khó… Đó là cách cảm, cách nghĩ tinh tế của những nghệ nhân làng Mái xưa đã khéo léo vận dụng sáng tạo của mình để đấu tranh, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội, đồng thời cũng thể hiện khát vọng và tình yêu quê hương đất nước qua đường nét, màu sắc trên từng bức tranh của Nghệ thuật tranh Việt.

Sau nhiều năm có nguy cơ mai một, làng tranh dân gian Đông Hồ đang hồi sinh trở lại, trở thành một điểm tham quan hấp dẫn du khách bốn phương. Hi vọng tranh dân gian Đông Hồ sẽ ngày càng phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

No comments:

Post a Comment