Họa sĩ tiêu biểu

Leonardo da Vinci - (15/4/1452 -Anchiano, Italia - 2/5/1519 - Amboise, Pháp)

Leonardo da Vinci là một thiên tài toàn diện duy nhất trong lịch sử thế giới, ông không những là một nghệ sĩ thiên tài của mọi thời đại, mà còn là một bộ óc thông thái đáng kinh ngạc.

Ông là họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhà toán học, nhà hóa học, bác sĩ giải phẫu, kỹ sư cơ khí, nhà phát minh sáng chế, và là nhà triết học tự nhiên.

Đi sâu vào tìm hiểu ông, qua di sản đồ sộ để lại, ta thấy ông là một nhà bác học đa tài và bí ẩn.

Đa tài:


• Về Văn học – Nghệ thuật: Ông là họa sĩ, văn sĩ, thi sĩ, nhà biên kịch, nhà ảo thuật. Đặc biệt là hội họa, ông đã để lại cho đời những kiệt tác bằng bức bích học “Bữa ăn tối cuối cùng” tại Tu viện Saint Maria delle Grazie (Milan – Ý), bức chân dung phụ nữ La Gioconda (hay Mona Lisa) với nụ cười bí ẩn…
Mona Lisa, La Gioconda


• Về khoa học – Kỹ thuật: Leonardo da Vinci đã để lại cho đời một khối lượng đồ sộ về phát minh sáng chế, thiết kế, thí nghiệm ở mọi lĩnh vực (chế tạo máy, kiến trúc, hóa học, thiên văn, địa lý, luyện kim, giải phẫu…)

Người ta thống kê những phát minh sáng chế của ông bao trùm hơn 50 lĩnh vực (thú máy, áo giáp, máy dệt, cần cẩu, cánh quạt, cầu treo, bánh xe nan hoa, dù nhảy, kính phóng đại, bom khói, tàu ngầm [lý thuyết và bản vẽ]…)

Ông là người ứng dụng tài tính sự truyền động của trục và bánh răng tạo ra lực đòn bẩy liên hoàn, ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của đời sống.


Leonardo da Vinci


• Nhiều khái niệm, ý tưởng được ông nêu ra (thường được mô tả bằng lý thuyết và bản vẽ thiết kế) máng tính dự báo (khá chuẩn xác) cho mai sau như: trực thăng, tàu ngầm, điện thoại, ổ bi kim loại, sung liên thanh, các giải pháp mới và các tỉ lệ vàng trong kiến trúc…


Bí ẩn: 


Ở Leonardo da Vinci, người ta phát hiện nhiều điều vô cùng lý thú và khác người.

* Ngủ ít: cứ 4 giờ ông chợp mắt khoảng 15’ (kể từ năm 10 tuổi cho đến chết, ngày cũng như đêm). Do vậy, cuộc sống làm việc của ông được dài ra gần gấp đôi.



* Ông viết bằng tay trái và viết từ phải sang trái (đọc di cảo của ông phải soi kính đọc mới nhanh).



* Leonardo da Vinci để lại nhiều câu đố mang tính khoa học, toán học khá phong phú (gần như bằng tất cả các nhà khoa học khác cộng lại).



* Tác phẩm hội họa của ông vẽ rất lâu, mỗi lúc một chút, sau nhiều năm mới xong. Màu vẽ do ông tự điều chế (đến nay kỹ thuật chế tạo sơn vẽ của ông vẫn còn nhiều ẩn số).



* Ông bỏ rất nhiều thời gian giải phẩu các xác chết để nghiên cứu cơ thể học.



* Bí ẩn xoay quanh bức La Gioconda: Vẽ nàng Mona Lisa hay là ai? Là nam hay nữ, hay người lưỡng tính? Đó có phải là nụ cười không, hay là của người sún nhiều răng cửa (theo nghi vấn của bác sĩ nha khoa lừng danh Joseph Borkowski)? Hay đó là nụ cười mãn nguyện của người phụ nữ mang thai đầu lòng (theo bác sĩ người Anh Kenneth Kill)?

Họa Sĩ : Bùi Xuân Phái


hoa si bui xuan phai
Bùi Xuân Phái 01/09/1920

Tiểu sử :

Họa sĩ Bùi Xuân Phái sinh ngày 1 tháng 9 năm 1920 tại Hà nội, mất ngày 24 tháng 6 năm 1988 tại Hà nội . Nguyên quán Hà đông, tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông dương, Hà nội khóa 1941-1946, tham gia kháng chiến, tham dự triển lăm nhiều nơi . Năm 1952 về Hà nội, sống tại nhà số 87 Phố Thuốc Bắc cho đến khi mất. Năm 1956-1957 giảng dạy tại trường Mỹ thuật Hà nội . Tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm, phải đi học tập lao động trong một xưởng mộc tại Nam định và ban giám hiệu nhà trường đã đề nghị ông phải viết đơn xin thôi không giảng dậy tại trường Mỹ thuật.

Nghệ Thuật và con dường nghệ thuật



Bùi Xuân Phái là họa sĩ, chuyên về chất liệu sơn dầu, tập trung nhiều nhất vào đề tài phố cổ Hà Nội , nghệ thuật tranh Việt ông được quần chúng mến mộ gọi chung là Phố Phái . Tranh phố cổ của ông (Hàng Bạc,Hàng Bồ,Hàng mắm, Hàng Muối,Hàng Tre,Mă Mây v.v..đều xuất sắc.Bắt nguồn từ hiện thực (Phố cổ Hà Nội được ông vẽ từ những thập niên 50, 60, 70 nên cọn mang đậm nét cổ kính.

Các mảng mầu trên tranh Phái thường có đường viền đậm nét. Phố cổ trong tranh ông không những trở thành chính nó mà cọn gần hơn với con người, từ bề mặt đến cảnh quan đều rơ chiều sâu bên trong. Ngắm tranh phố cổ của Phái, người xem nhận thấy họa sĩ đă gửi gắm những kỉ niệm,những hoài cảm cùng nỗi buồn man mác ,tiếc nuối bâng khuân trên từng nét vẽ ,như một dự báo tất yếu về sự đổi thay và biến mất của nó.

Ngoài đề tài phố cổ,ông c̣n vẽ các đề tài khác ,như : Chèo,Chân dung,Nông thôn,khỏa thân,Tĩnh vật...cũng đều rất thành công.Nhiều tranh của BXP đă được giải thưởng ở các cuộc triển lăm toàn quốc và thủ đô.

BXP cũng thành thạo sử dụng các chất liệu khác : bột mầu,khắc gỗ,mực nho,bút sắt. ông đă góp phần rất lớn vào lănh vực minh họa báo chí và tŕnh bày b́a sách. ông được giải thưởng quốc tế (Lép-dích) về tŕnh bày cuốn sách Hề chèo(1982)

BXP là ủy viên ban chấp hành Hội Văn nghệ Hà Nội,là nhà hoạ sĩ tài danh của Hà Nội.
Sinh thời ,ông đă có một cuộc triển lăm cá nhân đầu tiên và duy nhất vào năm 1984. Cuộc triển lăm được đánh giá là thành công nhất kể từ trước đó tại Việt nam,24 bức tranh của ông đă được khách hàng đặt mua ngay trong ngày khai mạc. Lần đầu tiên Đài truyền h́ình Trung ương đă dành một thời lượng lớn trong chương trình Văn học Nghệ thuật , giới thiệu cuộc đời và tác phẩm của Bùi Xuân Phái vào năm đó.


Tác Phẩm tiêu biểu :



Danh họa Tô Ngọc Vân (1906 - 1954)



to ngoc van
Tô Ngọc Vân
Danh họa Tô Ngọc Vân là một trong “tứ kiệt” của hội họa hàng đầu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam: nhất Trí (Nguyễn Gia Trí), nhì Vân (Tô Ngọc Vân), tam Lân (Nguyễn Tường Lân), tứ Cẩn (Trần Văn Cẩn).

Tô Ngọc Vân vừa là người mở đường, vừa là người đặt nền móng đầu tiên và góp nhiều công xây dựng tiền đồ vẻ vang của hội họa hiện đại Việt Nam thế kỷ 20.

Ông là một nghệ sỹ có nhiều tác phẩm nổi tiếng, một nhà giáo đã có công tổ chức, lãnh đạo Trường Mỹ thuật và giảng dạy cho nhiều thế hệ họa sỹ. 

Ông là người chiến sỹ xuất sắc trên mặt trận văn hóa nghệ thuật, là tấm gương sáng của các thế hệ nghệ sỹ tạo hình Việt Nam.

Nền mỹ thuật Việt Nam tự hào có một Tô Ngọc Vân. Ông vinh dự được Bác Hồ và Nhà nước tặng bức trướng với dòng chữ vàng “Một tài năng lớn - Một nhà trí thức yêu nước chân chính.”

Một tài năng mỹ thuật lớn

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15/12/1906, ở làng Xuân Cầu, Văn Giang, Hưng Yên, lớn lên tại phố Hàng Quạt (Hà Nội). Cha ông thuộc giai cấp tiểu tư sản thành thị, mẹ ông thuộc dòng nho nghèo ở nông thôn. 

Từ năm lên 6 tuổi, do gia đình nghèo, ông phải ở với bà nội và một người cô. Có năng khiếu hội hoạ từ nhỏ, học hết năm thứ ba trường Bưởi (cấp trung học), ông quyết tâm bỏ trường Bưởi để ra ngoài tập vẽ thêm.

Say mê với nghệ thuật, ông thi đỗ vào khóa 2 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (Khoa Sơn dầu), và là một trong số ít tài năng được chú ý khi mới nhập môn. Năm 1931, ông thi tốt nghiệp và đỗ thủ khoa của Trường.

Về kỹ thuật vẽ sơn dầu, ông đã đạt đến trình độ bậc thầy. Ngay từ khi còn là sinh viên, ông đã có 3 tác phẩm sơn dầu được trưng bày tại Triển lãm Mỹ thuật đầu tiên ở Sài Gòn tháng 12/1930 và được nhiều người hâm mộ về phong cách diễn tả như: “Ánh mặt trời,” “Bụi chuối ngoài nắng” và “Trời dịu.”

Nhiều tác phẩm sơn dầu của ông đến nay vẫn được đánh giá là những kiệt tác của nền mỹ thuật Việt Nam.

Khi cảm thụ tranh của ông, người ta dễ dàng nhận ra âm hưởng của Gauguin (Pháp) trong bức “Lễ vật,” cũng như phảng phất ảnh hưởng của bích họa Ajanta (Ấn Độ) trên bức lụa “Quà cưới” (1932) hay của hội hoạ Nhật Bản ở bức lụa “Hai em bé mục đồng”...

Qua những thể nghiệm đầu tay, những tác phẩm của ông đã sớm lộ ra tính cách của một họa sĩ duy sắc: ưa thích thể chất đẹp, say sưa với ánh sáng, với những phản quang phong phú của màu sắc nồng nàn... 

Những nét riêng được trau dồi đã trở thành định hình cơ bản trong phong cách Tô Ngọc Vân vào những năm sau này.

Năm 1931 và 1932, ông gửi tranh tham gia Triển lãm Mỹ thuật tại Paris, Pháp, và được tặng Huy chương Vàng với bức tranh sơn dầu “Bức thư”. Cũng năm 1932, ông được cấp Bằng danh dự Phòng triển lãm họa sĩ Pháp và được bầu là hội viên Hội họa sỹ Pháp.

Từ năm 1935 đến 1939, ông được cử đi dạy họa ở trường Sisowath ở Phnom Penh, Campuchia. Tại đây, ông đã sáng tác nhiều bức tranh với những đặc trưng của con người, phong cảnh của đất nước Chùa Tháp.

Từ năm 1930 đến 1945, ông là giáo sư hội họa Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Nhiều học sinh của ông sau này đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước. 

Vừa giảng dạy, ông vừa sáng tác mà nhiều bức sơn dầu đã trở nên nổi tiếng như “Thiếu nữ bên hoa huệ” (sơn dầu-1943), “Buổi trưa” (sơn dầu-1943), “Thiếu nữ bên hoa sen” (sơn dầu-1944). 

Có thể nói, giai đoạn từ 1940 đến 1944 là giai đoạn ông sáng tác nhiều tranh về thiếu nữ (ngoài những tranh trên còn có “Thiếu nữ nằm bên hoa sen,” “Thiếu nữ ngồi,” “Thiếu nữ tựa kỷ”).

Tô Ngọc Vân còn là một trong những hoạ sĩ đã viết nhiều bài báo có những nhận định sắc bén về mỹ thuật có giá trị nhằm phổ cập, quảng bá, hướng dẫn và phê bình về mỹ thuật. 

Những bài trong giai đoạn này ông viết với bút danh Ái Mỹ hoặc Tô Tử: “Cái đẹp trong hội họa” (1936), “Nguyễn Gia Trí và sơn ta” (1930), “Phòng triển lãm 1940,” “Phê bình nghệ thuật vẽ sơn của hoạ sỹ Nhật” (1941), “Cái đẹp trong tranh” (1942), “Những bức vẽ bằng sơn ta của Nguyễn Gia Trí” (1944).

Nghệ sỹ - chiến sỹ trọn đời vì cách mạng

Hoạ sỹ Tô Ngọc Vân không chỉ có tài năng mà còn là một nhân cách nghệ thuật lớn. Với tình yêu cái đẹp, mê say màu sắc và giá trị thẩm mỹ dân tộc, ông đã đến với nghệ thuật cách mạng như một lẽ sống để ông thực hiện ước mơ xây dựng một nền hội họa Việt Nam.

Cách mạng chuyển mình, Tô Ngọc Vân cũng chuyển biến tư tưởng, nhìn thấy con đường đi đúng đắn nhất cho một hoạ sỹ. 

Về quá trình lột xác và hóa thân này, Tô Ngọc Vân đã viết: “Sự chuyển hướng nghệ thuật, chúng tôi thấy còn khó khăn, nặng nề như trái núi. Việc không dễ dàng như người ta tưởng, như giở một bàn tay úp thành ngửa hay thay cái nhãn hiệu này thành cái nhãn hiệu kia.” 

Sau đó vài năm, ông đã trở thành một Nghệ sỹ Cách mạng, một Nghệ sỹ Nhân dân, đúng theo nghĩa của nó.

Năm 1945, ông được cử làm Giám đốc Trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam trên cơ sở trường bị tàn phá nặng nề. Khoá học đầu tiên được khai giảng ngày 15/11/1945.

Đầu năm 1946, ông được giới thiệu vào Bắc Bộ phủ vẽ tranh và nặn tượng Bác Hồ. Ông đã sáng tác bức tranh sơn dầu “Hồ Chủ tịch làm việc tại Bắc Bộ phủ” và đây là bức tranh chân dung sơn dầu đẹp nhất của ông sáng tác về Bác.

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), ông cùng nhiều văn nghệ sỹ lên chiến khu Việt Bắc, công tác tại Đội tuyên truyền xung phong, rồi Đội kịch Tháng Tám.

Năm 1948, ông được cử làm trưởng đoàn Văn hoá kháng chiến Việt Bắc. Cuối năm 1949, ông làm Giám đốc xưởng hoạ sơn mài Việt Nam, đồng thời là biên tập viên đầu tiên và là một trong những người sáng lập báo Văn Nghệ.

Năm 1950, ông được cử làm Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Trung ương sau này chuyển thành Trường Mỹ thuật Việt Nam. 

25 sinh viên “khoá mỹ thuật kháng chiến” được sự giảng dạy trực tiếp của Tô Ngọc Vân và các họa sĩ tài danh khác đã trở thành những hoạ sỹ tên tuổi của nền mỹ thuật đương đại Việt Nam như: Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Kim Đồng, Phan Kế An, Diệp Minh Châu, Huỳnh Văn Gấm, Lê Thanh Đắc, Mai Văn Hiến, Mai Văn Nam, Quang Phòng, Trần Lưu Hậu, Lưu Công Nhân, Trọng Kiệm, Đào Đức... Đào tạo lớp anh chị em họa sĩ kế cận là một đóng góp lớn lao của ông.

Những năm tháng sống trong lòng dân, cùng vui buồn với những con người chất phác, những chiến sĩ, những người lao động cần mẫn đã đưa lại cho ông cảm hứng sáng tác đề tài mới: “Hà Nội vùng lên” (1948 “Giặc đến giặc đi” (1949), “Nữ y tá” (1949).

Các tác phẩm trong giai đoạn này đã báo hiệu sự chuyển biến bước đầu của ông, đề tài và đối tượng như: tiết tấu năng động, rộn ràng, chiều hướng đi vào khắc họa tính cách nhân vật...

Trong thời gian này, ông làm nhiều việc, khi thì hoá trang trình bày cho một vở sân khấu, khi thì in truyền đơn và ông tranh thủ thời gian ký hoạ cuộc sống con người, cảnh vật của núi rừng Việt Bắc dưới nhiều chất liệu như sơn mài, sơn dầu, màu nước, chì.

Tháng 4/1954, vào lúc chiến trường Điện Biên Phủ ác liệt nhất, Tô Ngọc Vân đã lên đường ra mặt trận. Ông đã trực tiếp tham gia và ghi lại không khí ác liệt của chiến trường cũng như sinh hoạt thường nhật của bộ đội ta ở Điện Biên qua các tác phẩm như: “Giáo viên dân tộc Thái,” “Cho ngựa ăn,” “Qua đèo,” “Qua suối,” “Trú quân”…

Ngày 17/6/1954, ông hy sinh tại Ba Khe, bên kia đèo Lũng Lô lịch sử trong lúc nghệ thuật của ông đang lớn lên mạnh mẽ. Chiếc cặp vẽ mà ông mang theo mình đi chiến dịch có nhiều ký hoạ dọc đường như: “Trú quân,” “Hành quân qua suối,” “Lên đèo,” “Qua đèo Lũng Lô,” “Chuẩn bị lên đường.

Bức ký họa chì “Đèo Lũng Lô” là bức tranh cuối cùng trong cuộc đời sáng tác của ông.

Với những đóng góp to lớn của ông cho nền mỹ thuật cách mạng hiện đại Việt Nam, toàn bộ tác phẩm của ông được nhà nước trưng thu và lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. 

Năm 1985, một đường phố của Thành phố Hồ Chí Minh mang tên Tô Ngọc Vân; năm 1995, một đường phố của Hà Nội mang tên Tô Ngọc Vân.

Ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1 năm 1996) về văn học nghệ thuật./.


No comments:

Post a Comment