Tranh đá quý Là một trong
những dòng sản phẩm nghệ thuật khá đắt đỏ, “mốt” chơi tranh đá quý không
rộ lên một cách ồn ào mà dai dẳng, bền bỉ như một cách chơi lạ của giới
có tiền. Thú chơi này thường rộ lên khi bước vào mùa Lễ tết hàng năm.
Không chỉ dừng lại ở việc sao chép các bức họa nổi tiếng hay phác lại các phong cảnh đẹp thiên nhiên đẹp, dòng tranh chân dung bằng đá quý đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đây cũng là một xu hướng tất yếu khi đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao.
Thú chơi xa xỉ
Thực
tế, tranh đá quý đã “có tiếng” từ rất lâu trên thị trường Việt Nam như
một thú chơi xa xỉ, chỉ dành cho người giàu có và…. người già. Tuy
nhiên, chỉ sau khi loại sản phẩm nghệ thuật đặc biệt này được sử dụng để
tặng cho các Nguyên thủ quốc gia tại APEC 14, thú chơi này bắt đầu được
nhiều khách hàng quan tâm, tìm hiểu hơn. Bên cạnh đó, với sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, nhu cầu lưu giữ những khoảng khắc đẹp trong cuộc
sống tăng lên đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tranh
đá quý trong nước.
Ngoài
việc mua tranh cho mục đích trang trí nhà cửa, xu thế chung hiện nay là
đặt làm tranh chân dung của chính mình hay chân dung của người thân,
bạn bè để thể hiện tình cảm. Giá thành của các sản phẩm này cũng hết sức
đa dạng. Ở mức phổ biến từ 1 triệu đồng cho đến vài chục triệu đồng tùy
theo “đơn hàng, yêu cầu” của người đặt. Ông Lê Văn Dũng – Giám đốc Cty
TNHH Tranh đá Qúy Dũng Tân cho biết: giá trị của mỗi bức tranh đá không
chỉ vì khổ tranh lớn hay nhỏ, ý tưởng, chi tiết mà còn vì chất liệu đá,
kiểu hạt đá. Tranh càng rắc nhiều đá quý, đá hiếm như ruby, saphia cao
cấp... và hạt đá càng to, mẩy, óng... thì giá càng cao.
Không
có mức giá cố định, nhưng nếu so sánh giữa các dòng tranh thì một bức
chân dung bao giờ cũng đắt hơn một bức phong cảnh, hay tranh chép lại có
sử dụng cùng chất liệu, số lượng đá như nhau. Do để có thể làm ra một
chân dung đẹp, đúng nguyên mẫu và có hồn, có sắc thái đòi hỏi tay nghề
của nghệ nhân rất cao.
“Vàng thau” lẫn lộn
Nguyên
liệu chính để làm tranh đá quý là Ruby, Saphia, Spinel, Peridot, Opal,
Thạch anh hồng ( Rose quartz), Tourmaline, Canxit, Pargacite, Berin,
Fluorit, Granat, Zicon, Anmetit (thạch anh tím), Thạch anh ám khói... So
với những dòng tranh khác thì tranh đá quý có những ưu điểm như dùng
các loại đá quý hiếm từ tự nhiên nên màu sắc không phai theo thời gian.
Cũng vì sử dụng đá từ tự nhiên không nhuộm màu nên màu sắc tranh rất
trung thực, thậm chí khá độc đáo là ở chỗ độ óng ánh, rực rỡ của đá giúp
cho màu của bức tranh thêm sống động, mang đậm hơi thở của thiên nhiên.
Tranh
đá quý không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao, mà còn được xem như một yếu tố
phong thủy. Việc lựa chọn các loại đá, màu sắc hợp với mệnh là một
trong những yếu tố quan trọng để quyết định lựa chọn của khách hàng. Tuy
nhiên, để đánh giá đúng giá trị một bức tranh đá quý đòi hỏi phải có
nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về đá quý. Cùng với sự phát triển của nhu
cầu thị trường, nhiều cơ sở sản xuất tranh đá quý đua nhau mọc lên
nhưng không phải cơ sở nào cũng có được nguồn nguyên liệu ổn định. Cùng
với đó, để có thể tồn tại và cạnh tranh, nhiều cơ sở đã sử dụng các
loại đá pha màu, đá kém chất lượng…. trên thị trường hiện
nay có nhiều sản phẩm dán “mác” tranh đá quý nhưng thực ra không phải
đá tự nhiên 100% mà chỉ làm từ các loại đá màu, nhuộm màu. Nguồn nguyên
liệu này có giá thành rất rẻ. Đồng thời, do không phải là đá tự nhiên
nên những kỳ vọng về phong thủy, về độ bền, độ bắt sáng của sản phẩm …
không đảm bảo. Khách hàng khi chọn mua sản phẩm,
hay đặt làm tranh theo yêu cầu nên chọn những cơ sở có những cam kết bảo
hành cho khách hàng rõ ràng, và lâu dài. Điều này, sẽ giúp cho khách
hàng có được những sản phẩm đảm bảo chất lượng tốt nhất.
No comments:
Post a Comment