Wednesday 20 June 2012

Các dòng tranh dân gian Việt Nam


cho-queNhắc tới tranh dân gian Việt Nam không thể không nói tới dòng tranh khắc gỗ Đông Hồ. Dòng tranh này ra đời từ khoảng thế kỷ 17 và phát triển cho đến nửa đầu thế kỷ XX sau đó suy tàn dần. Mang trong mình những nét tinh túy riêng với những giá trị văn hóa to lớn. Những khác biệt của dòng tranh này so với cách dòng tranh khác được thể hiện từ những khâu như vẽ mẫu, khác bản in, sản xuất và chế biến màu cho đến in vẽ tranh. Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy lần in.

 
Dòng tranh dâng gian này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn Bắc Bộ. Từ những gì dân dã nhất như hái dừa, đánh ghen, gà trống,... cho tới những bức tranh thờ: Phú Quý, Nhân Nghĩa...
Do đề tài gần gũi tranh Đông Hồ đã được người dân đón nhận và sớm đi vào đời sống văn hoá của họ. Mỗi khi Tết đến dường như hầu hết các gia đình ở nông thôn miền Bắc đều có treo một vài tờ tranh Đông Hồ. Cùng với thời gian, với sức mạnh mang trong mình, tranh Đông Hồ ngày càng lan tỏa ra các vùng xung quanh, để rồi nó đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sông văn hóa tinh thần của người dân.
Dù đã có thời gian đi vào lãng quên, nhưng ngày nay dòng tranh này vẫn còn giữ được những giá trị to lớn của nó. Tranh Đông Hồ vẫn tồn tại như là một biểu tượng văn hoá của người dân Việt.
Các tác phẩm : Gà mái , Bà Triệu , Thạch Sanh , Hứng dừa , Gà Đại Cát , Đám cưới chuột
Dòng tranh Hàng Trống
Tranh Hàng Trống là một dòng tranh dân gian được làm chủ yếu ở các phố Hàng Trống, Hàng Nón... của Hà Nội. Dòng tranh này có nhiều điểm riêng biệt so với các dòng tranh dân gian khác.
Nhìn chung thì tranh Hàng Trống có phần nổi trội hơn về thể loại tranh thờ, do ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo, với hình tượng tương đối giản dị mà thể hiện khả công phu, không bao giờ thiếu sắc thái uy vệ về ý nghĩa.
Tranh được tạo hình không giống tranh hiện đại mà cũng không giống tranh cổ điển. Với các gam màu chủ yếu là lam, hồng, đôi lúc có thêm lục, đỏ, da cam, vàng... Tỷ lệ được tạo không hề đúng với công thức chuẩn mà chỉ sao cho thật thuận mắt và ưa nhìn.
Khác với dòng tranh Đông Hồ, nó không được in tất cả bằng ván khắc mà chỉ in "một nửa", in những đường nét chính sau đó lại tô vẽ lại, cụ thể kỹ thuật tranh Hàng Trống kết hợp đường nét in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô màu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quệt phẩm nước, luôn luôn tạo được những chuyển sắc đậm nhạt tinh tế làm cho màu sắc rất uyển chuyển. Nhờ vậy, mà nó đáp ứng được đòi hỏi của khách mua tranh chốn kinh kỳ.
Các tác phẩm : Ngũ Hổ , Bịt mắt bắt dê , chợ quê , Phật Bà Quan Âm
Tranh Kim Hoàng
Tranh Kim Hoàng là sản phẩm tranh dân gian ra đời từ sự hợp nhất 2 làng Kim Bảng và Hoàng Bảng vào năm Chính Hòa thứ 22 (1701). Dân làng thường làm tranh từ Rằm tháng 11 âm lịch cho tới Tết Nguyên Đán.
tranh-kim-hoang

Điểm khác biệt của dòng tranh dân gian này là nó không sử dụng giấy in quyét điệp như tranh Đông Hồ mà cũng không sử dụng giấy xuyên như tranh Hàng Trống mà in trên giấy Đỏ, giấy Hồng Điều hay giấy Tàu vàng.
Tranh làng Sình

Nghề làm tranh tại làng Sình (nằm ven bờ sông Hương, Huế) đã ra đời không biết từ bao giờ, và tranh của làng đa phần phục vụ cho việc thờ cúng của người dân khắp vùng.

Tranh làng Sình chủ yếu là tranh phục vụ tín ngưỡng. Với khoảng hơn 50 đề tài tranh phản ảnh tín ngưỡng cổ sơ, người dân thờ tranh cầu mong người yên, vật thịnh ... Tranh có nhiều cỡ khác nhau, ứng với nó là kiểu in vẽ cũng khác nhau. In tranh khổ lớn thì đặt bản khắc nằm ngửa dưới đất, dùng một chiếc phết là một mảnh vỏ dừa khô đập dập một đầu, quét màu đen lên trên ván in. Sau đó phủ giấy lên trên, dùng miếng xơ mướp xoa đều cho ăn màu rồi bóc giấy ra. Với tranh nhỏ thì đặt giấy từng tập xuống dưới rồi lấy ván in dập lên.
Bản in đen chờ cho khô thì đem tô màu. Màu tô của tranh dân gian làng Sình tuy không được tỉa tót và vờn đậm nhạt như tranh Hàng Trống, nhưng mỗi màu đều có chỗ cố định trên tranh, tạo nên sự hòa sắc phù hợp với ý nghĩa từng tranh.
Điểm nổi bật ở tranh dân gian làng Sình là đường nét và bố cục còn mang tính thô sơ chất phác một cách hồn nhiên. Nhưng nét độc đáo nhất của nó lại là ở chỗ tô màu. Khi đó nghệ nhân mới được thả mình theo sự tưởng tượng tự nhiên.

No comments:

Post a Comment