Wednesday 20 June 2012

Tranh đá quý - thú chơi xa sỉ

 tranh da quyTranh đá quý có xuất xứ từ Yên Bái, sau đó đến các tỉnh, thành như Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Nội… bởi vì đá sử dụng ghép tranh thường được tìm thấy tại các địa phương này. Các loại đá quý và màu chủ đạo trong một bức tranh là Ruby, Sapphire, Garnet, Zicon… với 4 màu: trắng, đen, vàng, đỏ. Từ các màu sắc chủ đạo trên, với sự tinh tế, khéo léo của người nghệ nhân trong việc chọn kích cỡ, độ đậm nhạt, sự phối màu đá đã cho ra rất nhiều màu tự nhiên của tranh.


Nói tranh đá quý thể hiện đẳng cấp người chơi tranh là ở chỗ giá thành một bức tranh khá cao. Giá trị thấp nhất của tranh khoảng 1 triệu đồng, còn cao nhất thì đến 20 – 25 triệu đồng. Nếu so với các loại tranh vẽ quý hiếm khác với giá vài chục ngàn đô-la, thậm chí vài chục triệu đô-la một bức thì cái giá của tranh đá quý thấp hơn nhiều nhưng nếu so với giá thành các tranh xuất hiện trên thị trường hiện nay thì tranh đá quý đứng vào tốp đầu. Cũng do giá thành mà tranh đá quý khá kén người chơi tranh, chủ yếu là các chủ doanh nghiệp, các chủ trang trại… mua làm quà tân gia hoặc mua về để thể hiện một phần nào đó kinh tế gia đình mình. Một bộ phận không nhỏ người chơi tranh đá quý mới xuất hiện là các lứa đôi có kinh tế khá giả, họ chọn làm ảnh chân dung bằng đá quý trong ngày cưới để thể hiện mong ước tình cảm vợ chồng cũng như màu đá mãi không phai theo thời gian, với một bức chân dung kích cỡ 20x40cm có giá từ 7 – 10 triệu đồng.

tranh da quy Viet Nam
 Sở dĩ tranh đá quý với ảnh chân dung khá đắt so với cảnh thiên nhiên là vì trong số ít các nghệ nhân làm tranh đá quý thì chỉ có vài nghệ nhân làm được tranh chân dung. Cái khó là ở chỗ làm thế nào để những hạt đá không đồng đều kích cỡ, không thể nhuộm hay pha màu có thể làm bật lên được cái thần của một gương mặt người, vì vậy tranh có ảnh chân dung chiếm thời gian ghép lâu hơn và đòi hỏi trình độ nghệ thuật cao hơn.
Một điểm độc đáo khác của tranh đá quý là nguồn nguyên liệu, tức là đá. Mỗi loại đá đặc trưng cho một vùng khác nhau, muốn có nguyên liệu làm tranh phải mất thời gian tập hợp các loại đá, vì màu đá càng phong phú, tranh càng sống động và bắt mắt hơn. Chất keo để kết dính đá cũng là một bí quyết của người làm tranh, nó thể hiện sự sáng tạo của nghệ nhân trong việc tạo ra hỗn hợp keo đặc biệt dùng riêng cho tranh đá quý, bởi để có thể giữ những hạt đá nhỏ li ti qua thời gian dài với nhiều lớp đá chồng lên nhau không phải là đơn giản. Nên nếu bạn có đến những nơi làm tranh mà không được sự đồng ý của nghệ nhân để vào xem các công đoạn ghép thì cũng đừng khó hiểu, đấy là “bảo bối” của họ.
Nhu cầu tinh thần của người dân ngày một nâng cao cùng với sự phát triển của đời sống vật chất. Đây có thể nói là điều kiện rất quyết định cho sự tồn tại và phát triển của dòng tranh khá “vương giả” và tương đối mới này. Hi vọng rằng trong thời gian tới đây, tranh đá quý không những thể hiện đẳng cấp của người chơi mà nó còn có thể đến với mọi người phổ biến hơn vì tính nghệ thuật độc đáo của nó.

No comments:

Post a Comment